Chọn địa điểm đặt trung tâm phân phối trong chuỗi cung ứng?

Các bạn có bao giờ tự hỏi tại sao người ta lại đặt những địa điểm khác nhau ở vị trí khác nhau không? nghe khó hiểu nhỉ. Ví dụ như tại sao lại đặt royal city ở ngã tư sở, sao đặt time city ở Minh Khai. Chúng ta hay nhìn dưới giác độ là địa điểm đó hot, thuận tiện cho đi lại dẫn đến buôn bán đắt hàng…. Đó là giác độ đúng, cơ mà liệu nhà quản lý chỉ xét trên giác độ dó thôi có đủ không? Cái đó vào các phần sau của Blog mình sẽ chia sẻ  kĩ hơn với các bạn nha. Phần này sẽ tập trung vào việc chọn địa điểm đặt DC ( distribution center) dưới giác độ của chuỗi cung ứng. Ta sẽ phải đặt DC ở đâu để cung cấp hàng hóa cho mọi nơi mà mỗi nơi có một nhu cầu khác nhau với chi phí vận tải thấp nhất. Bài viết sẽ hướng các bạn đến 1 tình huống cơ bản nhất để các bạn hiểu được nền tảng, còn các tình huống phức tạp hơn sẽ được đề cập sau.

Continue reading

Activity Based Costing là gì? Phương pháp tính ABC?

Dạo này mình có tìm hiểu về activity based costing, thực sự là đôí với mình nó khá là khó hiểu, nhưng mất thời gian để tìm hiểu thì nó thật sự là hay. Đây là phương pháp mà ở Việt Nam áp dụng ít vì tính khó hiểu khó áp dụng và tốn nhiều nguồn lực để phát triển nó. Các sếp Việt thì :P. Đại để vè phương pháp thì là để tính giá của 1 sản phẩm thì 1 số chi phí gián tiếp ( indirect) đo lường rất khó để tính ra giá thành của sản phẩm như là legal fees, bạn nào học kế toán thì hẳn biết S&GA…. bằng phương pháp này ta có thể tính được giá thành gián tiếp của việc chế tạo sản phẩm vào sản phẩm 😀 Ở nước ngoài, hoạt động này được thực hiện 1 cách đều đặn hơn cũng như lean, sig sigma hay kaizen 5s, vì ở đó vốn, nguồn lực công nghệ là như nhau hoặc chênh rất ít nên để cạnh tranh được gay gắt hơn thì phải cạnh tranh bằng giá rồi. Thế nên tính toán được chính xác giá sản phẩm bằng ABC giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn thay vì chỉ tính giá tương đối của sản phẩm chứ không phải giá chính xác, bài viết dưới mình thầy hay quá nên copy lưu lại :D. Nao có thời gian mình sẽ viết 1 bài hoàn chỉnh về phương pháp này 😀

So với các phương pháp truyền thống, phương pháp ABC (Activity-Based Costing) trước hết quy tập toàn bộ chi phí gián tiếp (các chi phí khác chi phí nguyên liệu trực tiếp, và chi phí lao động trực tiếp) đối với mỗi hoạt động của tổ chức, sau đó phân bổ các chi phí theo hoạt động này vào từng sản phẩm, dịch vụ, hay vào các đối tượng tạo ra hoạt động đó, thông qua các kích tố chi phí (cost driver).

Trong phương pháp truyền thống, tỷ lệ tổng chi phí gián tiếp phân bổ vào thành phẩm thường phụ thuộc vào tỷ lệ của tổng số giờ lao động trực tiếp cần có để làm ra thành phẩm đó. Còn trong ABC, các hoạt động gián tiếp đáng chú ý (như chạy máy, lắp ráp, kiểm tra chất lượng,…) được xác định bởi giám đốc vận hành. Sau đó, chi phí cho các nguồn lực gián tiếp đã tiêu dùng để thực hiện các hoạt động đó sẽ được truy nguyên theo hoạt động thông qua kích tố chi phí thích hợp. Cuối cùng, tập hợp các chi phí của từng hoạt động sẽ được phân bổ tiếp về các thành phẩm thông qua các kích tố chi phí hợp lý khác. Nói một cách hình tượng hơn, hệ thống ABC xé nhỏ chiếc bánh chi phí gián tiếp thành các mẩu bánh tương ứng với mỗi hoạt động nhất định.

Đến đây, có lẽ các bạn vẫn cảm thấy khá mông lung về ABC. Một ví dụ có lẽ sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề. Từ những năm cuối của thập kỷ 80, công ty Elgin Sweeper của Bắc Mỹ đã áp dụng ABC như sau:

  • Bước đầu tiên là nghiên cứu các hoạt động tạo phí, lập danh sách các đơn vị tính phí có thể, cho mỗi hoạt động. Các đơn vị tính phí của Elgin bao gồm: tiền công lao động ($), giờ lao động, số lượng hàng gửi đi, số lượng thành phẩm, số đơn đặt hàng, doanh thu, ngày làm việc, thông báo thay đổi kỹ thuật, thời gian lao động kỹ thuật,… Các chi phí thay đổi với từng đơn vị tính phí được nhận dạng và tính toán.
  • Tiếp theo, Elgin thiết lập báo cáo về dây truyền sản xuất cho phép đánh giá hiệu quả của các quyết định phân bổ nguồn lực. Kết quả của việc áp dụng hệ thống xác lập chi phí là sự tham gia của các giám đốc sản xuất vào việc nhận dạng kích tố chi phí và sự xoá bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng.

Gợi ý các bước xác lập hệ thống ABC:

  1. Xác định các đối tượng tạo phí, các hoạt động, nguồn lực, và kích tố chi phí liên quan. Công việc này cần có sự giúp đỡ của các nhân viên chuyên môn. Kích tố chi phí được chọn dựa trên 2 tiêu chí:
    1. Quan hệ nhân quả hợp lý giữa kích tố chi phí và lượng tiêu hao nguồn lực.
    2. Dữ liệu về kích tố chi phí có thê thu thập được.
  2. Phát triển một sơ đồ quá trình, biểu thị các luồng hoạt động, nguồn lực và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Việc xác định mối quan hệ qua lại là một bước rất quan trọng, rất cần thiết thông qua các nhân viên chuyên môn.
  3. Thu thập dữ liệu liên quan tới chi phí và các luồng kích tố chi phí hữu hình giữa các nguồn lực và các hoạt động. Thông qua chỉ dẫn của sơ đồ đã lập, kế toán viên có thể thu thập được thông tin về các chi phí cần thiết và các dự liệu vận hành. Các nguồn dữ liệu có thể là các bản ghi kế toán, nghiên cứu đặc biệt, phỏng vấn, và ước tính của các giám đốc vận hành.
  4. Tính toán và diễn dịch các thông tin mới dựa trên hoạt động.

Có thể thấy rằng, phương pháp ABC có thể biến một chi phí gián tiếp thành một chi phí trực tiếp với một đối tượng tạo phí xác định. Việc lựa chọn các hoạt động và kích tố chi phí hợp lý cho phép các nhà quản lý truy nguyên nhiều chi phí gián tiếp như họ đã làm với chi phí nguyên liệu trực tiếp hay chi phí lao động trực tiếp. Vì xác định được nhiều chi phí trực tiếp hơn so với cách thức truyền thống, ABC giúp nhà quản lý có được những báo cáo về chi phí sản phẩm và dịch vụ với độ tin cậy cao hơn nhiều.

Phương pháp ABC phức tạp và tất nhiên là tốn kém hơn các phương pháp truyền thống, vì vậy không phải bất cứ công ty nào cũng đủ điều kiện áp dụng. Tuy nhiên, ABC sẽ là xu hướng tất yếu đối với quản trị bởi:

  • Năng lực cạnh tranh dựa trên chi phí giảm thiểu đòi hỏi phải có những số liệu chính xác hơn về chi phí, tránh tình trạng lợi nhuận giả tạo.
  • Sự đa dạng hoá ngày một tăng của các sản phẩm và dịch vụ cùng với độ phức tạp của các phân đoạn thị trường. Vì thế, việc tiêu dùng các nguồn lực cũng sẽ thay đổi theo các sản phẩm và dịch vụ.
  • Chu kỳ sống của sản phẩm trở nên ngắn hơn do tốc độ phát triển của công nghệ làm công ty không đủ thời gian điều chỉnh giá cả và chi phí.
  • Xác định đúng chi phí là một phần quan trọng của việc ra quyết định kinh doanh. Thiếu nó, sự chuẩn xác của quyết định sẽ giảm thiểu.
  • Cách mạng trong công nghệ máy tính đã làm giảm được chi phí về tiền bạc lẫn thời gian cho việc phát triển và vận hành hệ thống xác lập chi phí có khả năng truy nguyên nhiều hoạt động.

Nguồn: Sưu tầm.

Tối ưu hóa vận tải trong chuỗi cung ứng?

Tình huống được đặt ra: công ty đa quốc gia X chuyên khai thác, làm sạch và phân loại cát được sử dụng trong xi măng, đồ chơi quà tặng cho trẻ em hay những bãi biển nhỏ. Họ phân phối cát từ 2 nhà máy của họ đến 3 khu vực của khách hàng khác nhau, nơi chúng được đóng gói và bán.
Mỗi nhà máy có khả năng cung lượng cát hàng tuần tối đa và mỗi vùng khách hàng mà nhà máy vận chuyển đến thì cũng có cầu tối thiểu về hàng. Chi phi phí được vận chuyển 1 tấn cát từ các nhà máy đến các vùng khác nhau là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Continue reading

EAR APR Cách thức đầu tư và tính lãi?

Hôm nay nghiên cứu về APR EAR của các ngân hàng Cd Investment tình cờ tìm được bài viết về vấn đề này tư blog của tác giả Phạm Vũ Lửa Hạ Trong bài viết ông đã đề cập đến vấn đề tính lãi suất của ngân hàng Việt Nam và cách thức nhà báo tính sai 🙂 Một bài viết rất chân thực và sinh động để học hỏi 🙂 Coi như là bookmark vậy 😀 Continue reading

Chứng chỉ tiền gửi (CDs) và cách thức đầu tư phần 1

(NDHMoney) Chứng chỉ tiền gửi xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1961, sau đó được lưu hành ở Anh và phổ biến toàn thế giới. Tại Việt Nam, chứng chỉ tiền gửi mới chỉ xuất hiện những năm gần đây và chưa được phổ biến rộng rãi.

Continue reading

PowerPoint và tối ưu hóa

Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian lãng phí vào việc làm powerpoint kém hiệu quả mà hình thức không đẹp mắt. Ở bài viết đây tôi sẽ chia sẻ dần dần về phương pháp làm powerpoint tiết kiệm thời gian mà hiệu quả đến chuyên nghiệp ( mặc dù video của tôi còn chứa rất nhiều lỗi mong các bạn thông cảm) Continue reading

Thép đã tôi thế đấy-Nhicalai Axtơrốpxki

Mất khá nhiều thời gian để đọc tác phẩm này, hơn 600 trang. Số lượng nhân vật rất rộng, có thể bản thân tôi chưa thấm nhuần được hết tư tưởng hay ho của tác phẩm, có thể là do lệch thời, lệch giai đoạn, chiến tranh đã qua, nên cái phần hăng máu, phần nhiệt huyết của tuổi trẻ trong đó tôi chỉ có thể tưởng tượng ra mà thôi….. Continue reading